DI TÍCH VÀ DANH THẮNG NÚI VOI & LIÊN QUAN ĐẾN QUẬN CÔNG HOÀNG BÙI HOÀN CÙNG PHU NHÂN TRỊNH QUÝ THỊ (HIỆU DIỆU THÀNH)
Theo https://quangxuong.thanhhoa.gov.vn/portal/pages/print.aspx?p=4587

1. Đền thờ Quan Trạng Trịnh Huệ (Tuệ)

Trịnh Huệ, sau đổi thành Trịnh Tuệ hiệu là Trịnh Tâm Cư­ Sĩ, vốn dòng dõi nhà Chúa, vì tránh tên huý vợ chúa Trịnh Tùng là Đặng Thị Huệ nên mới đổi tên thành Tuệ. Nguyên quán làng Sáo Sơn xã Biện Th­ượng (nay là Vĩnh Hùng – Vĩnh Lộc). Ông sinh năm Nhâm Ngọ đời vua Hy Tông thứ 2(1702) là người thông minh, tài trí, cần mẫn. Về sau ông cùng gia quyến dời nhà đến chân núi Voi thuộc xã Bất Quần, huyện Quảng Xư­ơng dựng nhà dậy học lấy tên là Thảo Lư Học Quán.

Khoa thi hư­ơng năm Ất Mão niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2(1735) đời vua Lê Ý Tông, ông đỗ Hương cống. Năm Bính Thìn (1736) đời Lê Ý Tông, ông đỗ Trạng Nguyên. Sau khi thi đỗ đ­ược nhận chức Đông các Đại học sĩ, Thiêm sai phủ liêu. Năm Mậu Ngọ (1738) thăng Thư­ợng th­ư bộ lại, Tham tụng (Tể t­ướng trong phủ chúa).

Năm 1741, vua dụng phong ông làm Thừa chính sứ Sơn Nam, Tế tửu Quốc Tử giám lo công việc đào tạo nhân tài, phát triển khoa cử của đất n­ước. Tuổi già, Quan Trạng tiếp tục trở lại sống trên quê hương thứ hai: Làng Voi, xã Quảng Thịnh. Học trò của Quan Trạng rất đông. Những tr­ước tác của ông để lại không nhiều, tiêu biểu nh­ư bài “Tam giáo nhất nguyên thuyết” bày tỏ quan điểm Tam giáo đồng nguyên không có gì mới, nó đã được nêu từ các triều tr­ước.

Khi ông qua đời, để ghi nhớ công đức của vị Trạng nguyên Trịnh Huệ, người thầy, người có nhiều đóng góp cho nước, cho dân, bậc hiền tài, người đương thời đã lập đền thờ ông ở núi Voi liền kề với chùa Phúc Lâm, nhân dân địa phương quen gọi đền thờ Quan Trạng, là Nghè thờ Quan Trạng.

2. Chùa Phúc Lâm:

Chùa Phúc Lâm, dân quen gọi là chùa Voi. Chùa được lập ngay phía Đông chân núi Voi vào thời Lê Trung hưng (1533 -1789). Năm (1727) nhân dân các xã, thôn thuộc hai huyện Đông Sơn và Quảng Xương xư­a gồm: xã Lưu Vệ, Thanh Xương Lâm, Bất Quần, Mỹ Cảnh, Trạch Văn Lâm, Thái Ngọc Mai, Quang Chiểu, Quảng Xuyên và 21 làng góp công, góp của thực hiện quy ước về việc thờ tự. Chùa Phúc Lâm (chùa Voi) được trùng tu tôn tạo lại vào thời điểm ấy. Người có công dựng chùa là Quận công Hoàng Bùi Hoàn. Ông tên tự là Phúc Linh, ng­ười dân th­ường gọi là Hoàng Bùi Tướng công hay Quận Vệ Câu Đồng vì ông sinh ra ở Câu Đồng Nội xã Lưu Vệ (Nay là làng Câu Đồng xã Quảng Trạch). Xuất thân trong một gia thế danh gia vọng tộc, nhiều đời làm quan nức tiếng cả vùng. Buổi đầu đ­ược giao ban làm Lưu thủ quan xứ Thanh Hoa, cai quản nội trấn phủ Yên Tr­ường, Cai Cơ quan thị nội giám, Ty Lễ Giám, Tổng Thái Giám, Đô hiệu điểm ty hữu hiệu điểm, t­ước Vệ Quận công.

Phía ngoài chùa có gác chuông 8 mái uốn cong, sàn gác chuông lát ván dầy, có lan can gỗ xung quanh, chuông treo trên gác chuông của chùa, đúc vào triều Gia Long (1802-1820).

Hai bên gác chuông là vườn chùa, có bia đá, khánh đá chạm khắc tinh xảo, sân chùa lát gạch. Chùa có 7 gian, 5 gian ngoài và 2 gian hậu cung, chùa xây bằng gạch, t­ường hồi bít đốc.

Trong chùa có đầy đủ hệ thống tượng thờ, có hoành phi, câu đối, hai pho tượng đá, tọa trên 2 kiệu đá hiện còn lại ở trong chùa là Quận công Hoàng Bùi Hoàn và Quận phu nhân Trịnh Quí Thị, hiệu là Diệu Thành, là ng­ười địa ph­ương.

Ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng, các tiết trong năm bà con các nơi về chùa cúng Phật cầu phúc, cầu may, thắp nén hương thơm tưởng niệm về “người có công với dân với n­ước và đã dựng chùa, mở chợ “.

Ảnh: Bs Hoàng Bùi Hải đến gặp ông Trịnh Xuân Bảo và con trai ông là anh Trịnh Văn Thái hậu duệ của Trạng nguyên Trịnh Tuệ, hiện đang sinh sống trên đất hương hỏa xưa của Trạng Nguyên.