HỌ HOÀNG – HUỲNH VIỆT NAM
SƠ LƯỢC HỌ HOÀNG
GIỚI THIỆU
Sau 15 năm hoạt động, từ Ban liên lạc thành lập ban đầu năm 2004 rồi phát triển lên thành Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam, đến nay đã mở rộng ra nhiều tỉnh thành, huyện quận, xã phường … ở mọi miền đất nước. Đại hội đại biểu Họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam lần thứ nhất nhiệm kỳ (2019 – 2024) đã diễn ra tại thành phố Hạ Long – Quảng Ninh và thành công tốt đẹp. Thường trực Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam đã phát hành cuốn Văn Kiện Đại Hội, một tài liệu quan trọng để gửi tới Hội đồng và Ban liên lạc ở các địa phương cấp tỉnh thành, huyện quân, xã phường để triển khai thực hiện.
Thực tế hiện nay cho thấy rất nhiều người chưa hiểu đầy đủ nên chưa quan tâm đến dòng họ và hoạt động của Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam. Ông Hoàng Kiền – Chủ tịch Hội đồng đã biên soạn tài liệu “Sơ lược họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam”, Thường trực Hội đồng tham gia ý kiến, đã hoàn chỉnh. Đây là một tài liệu nhằm giới thiệu khái quát tổng thể về dòng họ ở Việt Nam nói chung và cụ thể về họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam, Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam quá trình hình thành, hoạt động và phát triển.
Tài liệu được ban hành đồng bộ với tập Văn Kiện Đại Hội để hội đồng dòng họ các cấp nghiên cứu, tìm hiểu, triển khai; đồng thời đây là một tài liệu quan trọng để phổ biến, tuyên truyền rộng rãi cho mọi thành viên mang họ Hoàng, Huỳnh trong cả nước hiểu sâu hơn về dòng họ của mình để quan tâm hướng về cội nguồn Tiên Tổ, từ đó kết nối tham gia các hoạt động xây dựng dòng họ một cách thiết thực.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
DÒNG HỌ HOÀNG – HUỲNH VIỆT NAM
Hoàng Kiền
2
HỘI ĐỒNG DÒNG HỌ
DÒNG HỌ HOÀNG – HUỲNH/ VIỆT NAM Hà Nội ngày 25 tháng 11 năm 2020
SƠ LƯỢC
HỌ HOÀNG – HUỲNH
DÒNG HỌ
Ở Việt Nam, dòng họ mang nhiều nét đặc thù so với các nước khác trên thế giới. Một trong những nét nổi bật nhất là quan hệ giữa dòng họ và làng xã. Họ hàng, làng xã luôn có sự gắn bó chặt chẽ với nhau, đa phần các làng xã Việt Nam do các dòng họ tạo nên. Dòng họ và văn hóa dòng họ là một nhân tố nội sinh thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của đất nước. Ngày nay cùng với sự phát triển trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội, dòng họ cũng hội nhập phát triển theo. Việc họ, quan hệ dòng họ có nhiều thay đổi, mở rộng ra khỏi phạm vi làng xã, có sự kết nối giao lưu trong khu vực huyện, tỉnh, không chỉ ở miền thôn quê mà vươn lên cả thành thị, mở rộng ra phạm vi cả nước. Hoạt động của các Hội đồng dòng họ toàn quốc đang diễn và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Dòng họ về cơ bản là toàn thể những người cùng huyết thống với nhau. Trong truyền thống của mình, người Việt Nam luôn đề cao các quan hệ gia đình, họ hàng, dòng tộc. Điều này thể hiện qua câu tục ngữ “một giọt máu đào hơn ao nước lã” mà qua bao đời nay mọi người đều đã thuộc lòng, coi đó là nguyên tắc ứng xử cần được tôn trọng.
Mỗi dòng họ thường bắt nguồn từ một thủy tổ – đó là người có công “khai sơn phá thạch”, khởi đầu cho dòng họ tại một địa vực nhất định, mặc dù khái niệm “vị thủy tổ” có thể có dòng họ chỉ mang ý nghĩa tương đối thôi. Theo thời gian, dòng họ được sinh sôi phát triển, bao gồm nhiều đời, nhiều chi ngành, thế hệ nối tiếp thế hệ. Dòng họ trước hết bao gồm những người thuộc các thế hệ nối tiếp và những người cùng thế hệ và cùng thời với nhau, bắt nguồn từ vị thủy tổ chung. Đặc điểm chung nhất của các dòng họ người Việt nói chung, nhất là ở đồng bằng sông Hồng là chế độ phụ hệ, nghĩa là quan hệ dòng họ được tính theo người cha. Do tư tưởng trọng nam khinh nữ ở xã hội phong kiến, trong dòng họ, gia phả thường người ta chỉ tính đến trai họ, gái họ không có trong sơ đồ gia phả. Người mẹ được
SƠ LƯỢC HỌ HOÀNG
3
SƠ LƯỢC HỌ HOÀNG
xét đến, thường chỉ một đời. Ngày nay đã có sự thay đổi nhận thức trong quan hệ họ hàng. Ngoài họ nội, mỗi người còn có và duy trì quan hệ với họ ngoại. Nói cách khác, họ hàng không chỉ bao gồm những người cùng huyết thống với cha, với quan hệ thân tộc thông qua hôn nhân. Khái niệm “quan hệ dòng họ” bao hàm không chỉ người thuộc cùng một dòng họ theo cha truyền con nối mà còn cả với người mẹ nữa. Người ta ngoài đi cúng Tổ họ mình còn đi cúng Tổ họ mẹ gọi là họ Ngoại, mối quan hệ họ ngoại ngày nay ngày càng được quan tâm phát triển. Ở Việt Nam ta dân tộc Kinh cùng một số dân tộc khác có quan hệ Phụ hệ, tức là họ theo cha. Tuy vây cũng có dân tộc quan hệ theo Mẫu hệ tức là họ mẹ. Thực tế mỗi con người đều mang trong mình hai dòng máu của cha và của mẹ. Hiện nay con cháu cũng đi cúng Tổ cho mẹ, cho bà bà, cho cụ bà…. ngày càng được quan tâm và phát triển, điều đó hoàn toàn chính đáng. Việc họ đã và đang mở rộng hơn, bao gồm: con cháu nội ngoại, trai – dâu, gái – rể cùng tham gia . Nét văn hoá mới này đang được đông đảo các thế hệ quan tâm và thực hiện, ngày càng sâu rộng hơn.
Hiện nay chưa có số liệu thống kê chính xác các dòng họ ở Việt Nam. Theo tài liệu của người Pháp – Pierre Gourou (1930) – thì ở Việt Nam có 202 dòng họ . Dã Lan Nguyễn Đức Dụ trong cuốn Gia Phả – Khảo Luận và Thực Hành (1932) ước tính khoảng gần 300 họ. Gần đây, theo số liệu đăng ký ở Hội các dòng họ Việt Nam thuộc tổ chức UNESCO – Việt Nam, và thống kê sơ bộ ỏ các địa phương thì dòng họ ở Việt Nam cho đến nay các nhà nghiên cứu chỉ mới biết được 209 dòng họ.
Căn cứ vào tài liệu cổ sử, khảo cổ, tân nhân văn Minh Triết, và theo các tư liệu dã sử ở Việt Nam và nước ngoài, thì từ khi chưa có nước Trung Hoa, dân tộc Văn Lang do Họ Hồng Bàng lãnh đạo đã là một dân tộc tiến bộ rất sớm. Trong Hồng Bàng Kỷ suốt Miền Đông và Miền Nam nước Tàu, gồm cả lưu vực Sông Dương Tử xuống Hà Tĩnh bây giờ, đều do Văn Lang làm chủ. Nước Văn Lang gồm nhiều thị tộc lớn có tên chung là Bách Việt. Tỉnh Triết Giang – sinh quán của Ông Hồ Hưng Dật, được coi là Thủy Tổ họ Hồ ở Việt Nam – là trung tâm dân Việt trong Thiên Niên Kỷ I trước Công Nguyên, và kinh đô nước Văn Lang cũng ở đó (Thiệu Hưng và Cối Kê). Cho đến ngày nay vẫn còn được xem như là một tỉnh nhỏ nhất nhưng dân trí thì lại tiến bộ nhất nước Tàu.
Trong quá trình phát triển hơn 4000 năm, nước ta đã có 12 tên gọi qua các thời kỳ lịch sử chính thức được công nhận
1. Xích Quỷ – Tên nước ta thời vua Kinh Dương Vương 2. Văn Lang – Tên nước ta thời các Vua Hùng
4
3. Âu Lạc – Tên nước ta thời vua An Dương Vương
4. Vạn Xuân – Tên nước ta thời nhà tiền Lý và nhà Ngô
5. Đại Cồ Việt – Tên nước ta thời nhà Đinh
6. Đại Việt – Tên nước ta thời nhà Lý, nhà Trần, sau đó sang thời nhà Hồ thì bị thay đổi
7. Đại Ngu – Tên nước ta thời nhà Hồ
8. Đại Việt – Lại được sử dụng làm quốc hiệu nước ta vào thời kỳ Hậu Lê và nhà Tây Sơn
9. Việt Nam – Tên nước ta thời Nhà Nguyễn tính từ năm 1804-1884 10. Đại Nam – Tên nước ta thời vua Minh Mạng nhà Nguyễn
11. Việt Nam Dân chủ Cộng hoà – Tên nước ta trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975)
12. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Tên nước ta từ năm 1976 đến nay
Các dòng họ cũng được hình thành phát triển cùng với sự phát triển của đất nước, qua các thời đại, trong đó có họ Hoàng, sau này một số đổi sang họ Huỳnh , tức là dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam.
Qua một thời gian dài, nhất là từ sau hoà bình năm 1954, rồi sau giải phóng miền Nam năm 1975, một số cán bộ và nhân dân ít nhiều chưa quan tâm đến vấn đề gia tộc. Từ khi tiến hành đổi mới đến nay, xu hướng trở về cội nguồn, khơi dậy các sinh hoạt dòng họ diễn ra sôi nổi và sâu rộng trên khắp mọi miền đất nước. Những hoạt động này đang trở thành nhu cầu thực sự của cuộc sống hôm nay trong các cộng đồng xã hội trên khắp mọi miền đất nước. Từ đó văn hoá dòng họ đã được khơi dậy và ngày càng phát triển.
Ở Việt Nam, dòng họ là một thiết chế xã hội quan trọng, trực tiếp góp phần tạo nên kết cấu làng xã và rộng hơn nữa là đất nước. Đã có nhiều dòng họ nổi tiếng gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của dân tộc, luôn đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp chinh phục thiên nhiên, đấu tranh chống giặc ngoại xâm, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Là người Việt Nam dù có mang tên họ khác nhau, dù thuộc các dòng họ đã trải qua quá trình hưng vong thăng trầm khác nhau nhưng đều chung một truyền thống tốt đẹp là
SƠ LƯỢC HỌ HOÀNG
5
SƠ LƯỢC HỌ HOÀNG
luôn có ý niệm về nguồn gốc tổ tiên để thờ kính, quê hương bản quán để tìm về. Hiện nay, vấn đề con cháu góp công góp của, tôn tạo, gây dựng lại nơi thờ tự, lăng mộ tổ tiên, dòng họ, quan tâm hơn đến việc họ đang trở nên phổ biến trên cả nước, đặc biệt là tại các vùng có truyền thống quần cư lâu đời. Thực tế đang diễn ra ở rất nhiều nơi, việc dịch gia phả, sưu tìm viết gia phả, tiến tới viết tộc điển, quy tập mồ mả ông bà tổ tiên, xây dựng lăng mộ, từ đường, tìm gốc tích thủy tổ và các chi ngành họ hàng lưu lạc, rồi lập hòm công đức, lập quỹ khuyến học, các hoạt động thiện nguyện….đã được nhiều dòng họ coi trọng. Đây là một hoạt động tích cực, phong trào này càng góp phần khẳng định những giá trị văn hóa bất biến mà dòng họ mang lại cho cộng đồng, là sợi dây vô hình liên kết tâm hồn người Việt hướng về nguồn cội.
Văn hóa dòng họ bao hàm những giá trị vật thể như bia ký, gia phả, từ đường, lăng mộ… và các giá trị phi vật thể như bề dày truyền thống của dòng họ, quy ước dòng họ, việc thờ cúng tổ tiên và nghi lễ, mối quan hệ giữa các thành viên nội tộc, mối quan hệ với xã hội, vai trò và vị trí của dòng họ đối với sự phát triển của địa phương hoặc đối với đất nước. Hiện nay nhiều dòng họ đã tổ chức các cuộc hội thảo những danh nhân của dòng họ có công với nước để lưu truyền cho con cháu trong dòng họ và rộng hơn là các thế hệ trẻ trong cả nước noi theo học tập.
Trong thời đại mới, đang diễn ra sự kết nối dòng họ trong phạm vi cả nước trên các mặt mang tính chất đặc thù của mỗi dòng họ. Văn hóa của một dòng họ được quan tâm xây dựng góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Việc họ trước đây thường chỉ hình thành phát triển ở làng quê và chủ yếu với lớp người trung tuổi và cao tuổi. Ngày nay cùng với sự phát triển của đất nước, việc họ đã mở rộng ra rất nhiều, lớp trẻ đã tích cực tham gia vào việc họ, xây dựng dòng họ, văn hoá dòng họ, với các hoạt động tích cực, thiết thực. Đó là một xu thế tốt đẹp, một động lực góp phần quan trọng vào xây dựng dòng họ, văn hoá dòng họ phát triển toàn diện, mạnh mẽ, cần được động viên khuyến khích và kết nối mở rộng ở mỗi dòng họ.
6
HỌ HOÀNG Ở VIỆT NAM
Khi nói về nguồn gốc các dòng họ ở Việt Nam cũng còn có những ý kiến khác nhau. Có một số người cho rằng các dòng họ Việt Nam chủ yếu có gốc từ Trung Quốc, đã có một số dòng họ tự nhận gốc Trung Quốc, đây cũng là thực tế. Dân tộc Văn Lang do họ Hồng Bàng lãnh đạo là minh chứng xác đáng đã trình bày ở phần trên. Từ đầu thời đại đồng thau, có khoảng 15 bộ Lạc Việt sinh sống chủ yếu ở miền trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Trong số các bộ lạc Lạc Việt, bộ lạc Văn Lang hùng mạnh hơn cả. Thủ lĩnh bộ lạc này là người đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng lên Nhà nước Văn Lang, xưng vua – mà sử cũ gọi là Hùng Vương, kinh đô đặt ở Phong Châu. Nhìn rộng ra và xem lại suốt chiều dài lịch sử, người Trung Hoa đã đô hộ nước Việt qua hơn một nghìn năm, trong các sách về lịch sử gọi là ” Nghìn năm Bắc thuộc “, nhưng họ vẫn không đồng hoá được người Việt. Từ đó cho thấy người Việt phần lớn có nguồn gốc riêng từ nước Văn Lang, Âu Lạc,… Đại Việt, độc lập với người Trung Hoa.
Qua những chứng cứ, có thể khẳng định rằng, Họ Hoàng ở Việt Nam đã hình thành lâu đời, từ chính quốc Văn Lang cổ xưa. Từ thời Hùng Vương có tướng Hoàng Quí Minh, hiện nay một số nơi vẫn có đền thờ; thời Hai Bà Trưng đã có danh tướng Hoàng Đạo, nữ tướng Hoàng Thiều Hoa. Từ thời Nhà Lý trở về sau, người họ Hoàng đã có mặt khá đông đảo ở nước Đại Việt. Theo tư liệu thông tin của Ban Liên lạc, họ HOÀNG – HUỲNH ở Việt Nam / số 6 (Hà Nội – tháng 6-2008) thì ở Việt Nam, hiện có 6 dòng họ Hoàng có bề dày lịch sử hơn 600 năm. Riêng dòng họ cụ tổ Hoàng Tá Thốn ở Nghệ An có bề dày lịch sử trên 700 năm. Họ Hoàng ở Phúc Thắng – Phúc Yên đã có lịch sử hơn 700 năm.
Có những ý kiến cho rằng, một số dòng họ Hoàng có lịch sử khoảng 400 năm gần đây, là hậu duệ của họ Mạc. Nhà Mạc bị Trịnh Tùng chiếm ngôi vào năm 1592. Con cháu họ Mạc phân tán khắp nơi, thay tên đổi họ để tránh họa diệt tuyệt của họ Trịnh. Vì thấy chữ Hoàng viết rất gần giống chữ Mạc (chữ Hán) nên một số người họ Mạc đổi ra họ Hoàng. Điều này không phải là truyền thuyết mà một thực tế lịch sử, nhiều người hiểu và vẫn có tâm xây dựng họ Hoàng, Họ đã “cưu mang” họ Mạc.
HỌ HUỲNH Ở PHÍA NAM
Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa năm 1558, mang theo đoàn quân và dân khá lớn. Trong suốt thời gian Trịnh – Nguyễn phân tranh (1623-1774), xứ Đàng Trong nhiều lần vượt giới tuyến sông Gianh tiến ra Đàng Ngoài; lùa bắt nhiều người vào Đàng Trong khai khẩn. Nghe tiếng Đàng Trong điều kiện sinh sống dễ dàng, nhiều người Đàng Ngoài tìm đường vượt tuyến vào Nam.
Những người từ Đàng Ngoài vào lập nghiệp ở Đàng Trong, có các thành viên họ Hoàng. Do kiêng tên huý chúa Tiên (Nguyễn Hoàng), họ Hoàng đổi lại thành Huỳnh. Vì thế, họ Huỳnh xuất hiện ở xứ Đàng Trong.
SƠ LƯỢC HỌ HOÀNG
7
SƠ LƯỢC HỌ HOÀNG
Như vậy, họ Hoàng – Huỳnh nam bộ có nhiều nguồn gốc. Nguồn gốc chính theo chúa Nguyễn vào Đàng Trong lập nghiệp, cải họ Hoàng thành Huỳnh; phân bổ từ nam sông Gianh đến tận mũi Cà Mau. Đây là các dòng họ đông đúc nhất.
Họ Hoàng đã có mặt ở miền Nam từ trước khi chúa Nguyễn vào Nam, trong đó có họ Hoàng ở làng Nguyệt Biểu – thành phố Huế và một số nơi khác. Ông Hoàng Kiền cùng một số đại biểu đã vào dự buổi gặp mặt Họ Hoàng làng Nguyệt Biểu tại thành phố Huế do ông Hoàng Trọng Hưng tổ chức, đến thăm nhà thờ tổ của Họ Hoàng ở đây và nghe giới thiệu về lịch sử, Họ Hoàng từ Quảng Bình đã vào đây hơn 500 năm, nên vẫn giữ tên họ là Hoàng chứ không phải là Huỳnh.
Khi thống nhất đất nước vào năm 1802, Việt Nam trở thành một quốc gia với chiều dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau. Lúc này họ Hoàng ở miền Bắc và họ Huỳnh ở miền Nam có sự di trú, trao đổi. Nam bộ xuất hiện họ Hoàng bên cạnh họ Huỳnh.
Một nhánh nữa là họ Hoàng – hậu duệ của người Minh lánh nạn nhà Mãn Thanh, đến miền Nam nước ta lập nghiệp, họ vẫn mang dòng máu Trung Hoa.
Nhánh họ Huỳnh hiện nay trải dài từ Quảng Trị – Thừa Thiên vào đến Cà Mau, rồi mặc nhiên coi mình là người bản xứ. Số này lúc đầu ở miền Trung, sau một bộ phận di cư vào Nam bộ làm ăn. Những người họ Hoàng này vẫn nhớ về cội nguồn, đóng góp xây dựng nhà thờ tổ họ ở miền Trung.
Một phần trong số đó không rõ cội nguồn, do phiêu bạt nhiều nơi, đang muốn tìm về cội nguồn; trong số đó có nhiều Việt kiều ở Mỹ, Úc, Ca-na-đa… Họ hy vọng Hội đồng Dòng họ giúp liên kết tìm ra cội nguồn. Một số muốn có nhà thờ Tổ chung của họ Hoàng, để về dâng hương; nhớ đến cội nguồn , chiêm bái tiên tổ.
Nhánh họ Hoàng có nguồn gốc từ Bắc, di cư vào Nam theo từng kỳ Nam tiến, đều giữ được gốc tích; gia phả; biết rõ quê hương và có quan hệ mật thiết với quê hương. Nhánh này tìm đến Hội đồng Dòng tộc để cùng trao đổi, quan hệ; mong muốn có một quần thể dòng họ gần gũi, thân thiết.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều người họ Hoàng vào Nam chiến đấu, khi giải phóng miền Nam họ ở lại công tác, làm ăn. Một số người được nhà nước điều vào, một số người chuyển vào làm ăn sinh sống sau năm 1975, cũng là một thành phần họ Hoàng mới ở miền Nam.
Hiện nay nhiều người mang họ Huỳnh từ miền Nam tập kết ra miền Bắc sau năm 1954, nhiều người ra công tác làm ăn sinh sống sau giải phóng miền Nam năm 1975 đến nay cũng tăng dần.
Việc giao thoa giữa họ Hoàng và họ Huỳnh đã diễn ra và sẽ tiếp tục diễn ra ngày càng sâu rộng hơn trên phạm vi cả nước. Về cơ bản họ Hoàng miền Bắc và họ Huỳnh miền Nam có gốc là một. Từ đó có Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam.
8
ĐẶC ĐIỂM, TRUYỀN THỐNG
CỦA DÒNG HỌ HOÀNG – HUỲNH
VỀ ĐẶC ĐIỂM
Nhìn lại các dòng họ ở Việt Nam rất đa dạng, trong đó họ Hoàng – Huỳnh có đặc điểm là Họ đa dân tộc: dân tộc Kinh, dân tộc Mường, dân tộc Thái, dân tộc Tày, dân tộc Nùng, dân tộc Mông,…. trong đó người dân tộc Kinh đông hơn cả. Hiện nay dòng họ Hoàng – Huỳnh đã có mặt khắp các tỉnh thành trong cả nước và nhiều quốc gia trên thế giới. Họ Hoàng – Huỳnh ở Việt Nam chiếm gần 7% về dân số đứng thứ 5 trong số hơn 200 dòng họ, đó cũng là một niềm tự hào cho mỗi thành viên dòng họ Hoàng – Huỳnh. Từ những nghiên cứu của một số tác giả cho thấy tuyệt đại đa số, khoảng 95% người họ Hoàng – Huỳnh là chính gốc, chỉ có 5% là họ Hoàng khác. Qua đó cho thấy mối quan hệ cùng huyết thống là chủ yếu
VỀ TRUYỀN THỐNG
Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, người Họ Hoàng – Huỳnh có mặt ở mọi ngành, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiều người thành danh, khoa bảng, tướng tài có tầm vóc được lưu danh trong mọi thời đại. Chúng ta có thể tự hào mình là con cháu một dòng họ lâu đời, có nhiều truyền thống tốt đẹp, đã từng góp công xây dựng, bảo về đất nước. Mỗi con cháu họ Hoàng – Huỳnh cần phát huy truyền thống quý báu của Tổ Tiên ta để không ngừng phấn đấu vươn lên có đóng góp xứng đáng cho quê hương, đất nước trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, làm rạng danh cho dòng họ. Điều đặc biệt là trong dòng họ có bà Hoàng Thị Loan sinh ra Bác Hồ – Người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam, vị Lãnh tụ kính yêu của nhân dân Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới, thật tự hào.
SƠ LƯỢC HỌ HOÀNG
9
SƠ LƯỢC HỌ HOÀNG
Trong dòng họ cũng có những người xấu, phản dân hại nước ở các thời đại, nhưng chỉ là thiểu số, không vì thế mà làm mất đi truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam.
HỘI ĐỒNG DÒNG HỌ HOÀNG – HUỲNH VIỆT NAM
Theo sáng kiến và tâm huyết của ông Hoàng Nghĩa Lược, Ban liên lạc dòng họ Hoàng Huỳnh Việt Nam được thành lập ngày 20/3/2004 với 10 sáng lập viên, sau 15 năm 8 cụ đã về với Tiên Tổ, hiện nay còn hai vị là Cụ Hoàng Nghĩa Lược và ông Hoàng Trọng Quang. Từ Ban liên lạc phát triển lên thành Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam và mở rộng phát triển ra các địa phương cấp Tỉnh, huyện, khu vực … Qua 15 năm hoạt động, đã nghiên cứu; thu thập thông tin; viết được các cuốn sách: “Dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam”, “Nhân vật lịch sử họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam”, viết 17 tập san trong đó đã in thành một quyển sách tổng hợp 14 tập.
Đến nay, đã có nhiều tỉnh thành lập được Hội đồng dòng họ, Ban liên lạc Họ Hoàng – Huỳnh cấp tỉnh, cấp huyện, khu vực . Đặc biệt đã thành lập được Hội đồng họ Hoàng – Huỳnh miền Bắc với những hoạt động thiết thực, góp phần xây dựng, phát triển của Hội đồng dòng họ trong cả nước.
Các Hội đồng cấp tỉnh, khu vực, huyện đã tổ chức đại hội, một số nơi mới thành lập Ban liên lạc, với nhiều hoạt động rộng rãi và ý nghĩa. Câu lạc bộ Thế hệ trẻ được thành lập, Hội doanh nhân thuộc Hội đồng khu vực miền Bắc đã thành lập, có các hoạt động kết nối bước đầu.
Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh miền Bắc đã tổ chức các hội nghị định kỳ năm hai lần luôn phiên các tỉnh đăng cai, diễn ra thật thân tình, thiết thực và thành công tốt đẹp. Đây là kinh nghiệm và cơ sở để phát triển ra hai khu vực miền Trung và miền Nam.
Trong 15 năm, Ban liên lạc, Hội đồng dòng họ Hoàng- Huỳnh Việt Nam đã tổ chức gặp mặt 4 lần, đông đảo các đại biểu toàn quốc về dự. Lần đầu tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám với sự vui mừng phấn khởi, mở ra sự giao lưu kết nối tình thân, niềm tự hào, niềm tin, cùng hướng về cội nguồn Tổ Tiên dòng họ. Qua các lần gặp mặt đó, tổ chức của dòng họ được mở rộng, phát triển tiến tới thành lập Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh toàn quốc vào năm 2010. Hội đồng đã từng bước bổ sung, mở rộng, phát triển kết nối sâu rộng tới mọi khu vực, mọi miền đất nước, tiến tới Đại hội Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam.
10
ĐẠI HỘI DÒNG HỌ HOÀNG – HUỲNH VIỆT NAM
LẦN THỨ NHẤT
Đại hội đại biểu Dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam lần thứ nhất nhiệm kỳ (2019 – 2924) đã diễn ra vào ngày 1 tháng 12 năm 2019 tại Thành phố Hạ Long – Quảng Ninh do Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh tỉnh Quảng Ninh đăng cai. Có 710 đại biểu khắp các tỉnh thành về dự, bà Hoàng Thị Hoa – Phó chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc Hội về dự, ông Hoàng Trung Hải – Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội gửi lẵng hoa và quà chúc mừng. Đại biểu trẻ nhất 18 tuổi, cao nhất 85 tuổi….Đặc biệt có hai đại biểu người Việt Nam định cư ở nước ngoài về dự, mỗi đại biểu ủng hộ 50 triệu đồng, thật trân trọng . Đại hội đã đánh giá kết quả hoạt động của Hội đồng trong 15 năm qua, đề ra phương hướng hoạt động trong nhiệm kỳ tới, thông qua điều lệ hoạt động của Hội đồng, bầu ra ban lãnh đạo của Hội đồng. Đại hội tôn vinh cụ Hoàng Nghĩa Lược là Chủ tịch danh dự, bầu ba cụ vào ban cố vấn do cụ Hoàng Nghĩa Lược làm Trưởng ban. Bầu ra hội đồng, Ban thường vụ, Ban thường vụ bầu ra Thường trực của Hội đồng. Đại hội đã vinh danh, tặng bằng khen cho các tập thể và cá nhân đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển của dòng họ. Đại hội mở ra một giai đoạn mới cho sự kết nối mở rộng phát triển của dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam.
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
1. Kết nối dòng họ, gắn kết với nhau trong phạm vi khu vực và toàn quốc. Hướng tới tìm về cội nguồn thuỷ tổ của dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam.
2. Viết gia phả, cao hơn là lịch sử dòng họ, tộc điển dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam, các danh nhân họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam, lưu truyền, giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ.
3. Tri ân Tiên Tổ, đẩy mạnh xây dựng, tu bổ, tôn tạo lăng mộ, từ đường ở các chi/ phái, tiến tới xây dựng nhà thờ Tổ họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam tại Thủ đô Hà Nội. Thực hiện các nghi lễ thờ cúng Tổ Tiên, giao lưu kết nối tạo nên sự thân tình trong cộng đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam.
4. Khuyến học, Khuyến tài: Khen thưởng các cháu có thành tích xuất sắc trong học tập, giúp đỡ các cháu có hoàn cảnh khó khăn, động viên con cháu thi đua học tập vươn lên. Tôn vinh, Vinh danh những người trong dòng họ thành đạt trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, văn học – nghệ thuật, lực lượng vũ trang nhân dân…và những người có đóng góp tích cực xây dựng dòng họ.
SƠ LƯỢC HỌ HOÀNG
11
SƠ LƯỢC HỌ HOÀNG
5. Kết nối các doanh nhân, doanh nghiệp để hợp tác liên doanh, liên danh, liênkếthỗtrợnhaucùngpháttriển;kếtnốicácthànhviêntronghọvề chuyên môn, nghề nghiệp trên mọi lĩnh vực thành các tổ chức trực thuộc Hội đồng, góp phần vào các hoạt động xây dựng dòng họ, xây dựng đất nước.
6. Giúp đỡ những thành viên trong dòng họ có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn bất thường.
7. Phát huy truyền thống của dòng họ, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
8. Giao lưu kết nối với các dòng họ khác để học tập kinh nghiệm, cùng phát triển.
12
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
Từ khi đại hội đến nay, sau một năm trong tình hình chung của đất nước rất nhiều khó khăn do tác động của dịch covid 19, tuy vậy các mặt công tác của Hội đồng dòng họ được đẩy mạnh, ngày càng hiệu quả thiết thực.
– Từng bước bổ sung kiện toàn Hội đồng, Ban thường vụ, Thường trực theo cơ chế mở. Thường trực Hội đồng gồm 14 Uỷ viên , Ban thường vụ gồm 44 Uỷ viên, Hội đồng gồm 104 Uỷ viên.
– Kiện toàn các Ban, các Câu lạc bộ, các tổ chức trực thuộc của Hội đồng, Củng cố Câu lạc bộ Thế hệ trẻ, thành lập Ban Thiện nguyện đi vào hoạt động thiết thực. Đại hội thành lập Hội doanh nhân thành công tốt đẹp.
Đến nay hệ thống tổ chức của Hội đồng đã cơ bản được kiện toàn.
+ Các cơ quan bao gồm : Văn phòng
Ban Tổ chức – Kiểm tra Ban Tộc điển
Ban Kinh tế – Tài chính
Ban Truyền thông
Ban Thi đua Khen thưởng Ban Khuyến học Khuyến tài Ban Thiện nguyện
Ban Công tác nữ
+ Các Hội, Câu lạc bộ bao gồm: Hội Doanh nhân
Câu lạc bộ Thế hệ trẻ
Câu lạc bộ sĩ quan
Câu lạc bộ nhà giáo
Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật
Câu lạc bộ thầy thuốc
Câu lạc bộ luật gia
Câu lạc bộ nhà báo
Câu lạc bộ Văn học – Nghệ thuật ( có đội văn nghệ)
+ Hội đồng và Ban liên lạc:
Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh miền Bắc
Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh khu vực phía Đông Bắc Hà Nội
Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh khu vực phía Tây Nam Hà Nội
Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh các tỉnh, thành phố, huyện, quận, có nơi đã tổ chức ở cấp xã, làng. Một số nơi đã thành lập Ban liên lạc tiến tới thành lập Hội đồng.
– Đã hoàn thiện Văn kiện Đại hội sau khi kiện toàn Ban quan lãnh đạo, các cơ quan và các tổ chức trực thuộc. Sẽ in 3000 cuốn cùng với tài liệu giới thiệu về dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam phát hành rộng rãi gửi các vị đã và đang công tác tại các cơ quan trung ương, các tỉnh, thành phố, gửi đến cấp xã có họ Hoàng – Huỳnh trong toàn quốc, làm cơ sở để xây dựng, tổ chức Hội đồng dòng họ ở các cấp. Hai doanh nhân là ông Hoàng Quốc Huy và ông Hoàng Ngọc Chung tài trợ toàn bộ số tiền in ấn, thật trân trọng.
– Phát triển dòng họ về mặt tổ chức: Thường trực Hội đồng đã chỉ đạo phát triển dòng họ ra các tỉnh trọng tâm là miền Trung và miền Nam, tiến tới Đại hội thành lập Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh TP Hồ Chí Minh trong năm 2021, Đại hội Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh Thừa Thiên Huế lần thứ hai trong năm 2021, tiếp tục phát triển ra hơn ba mươi tỉnh còn lại.
– Các tỉnh, khu vực, huyện đã tổ chức đại hội, hoạt động kỷ niệm 10; 15 năm thành lập thiết thực và ý nghĩa với sự vui mừng phấn khởi, qua đó thúc đẩy việc xây dựng và phát triển.
– Thường trực Hội đồng đã tích cực chủ động tìm hiểu kết nối với các thành viên họ Hoàng – Huỳnh có cương vị công tác, vị thế trong xã hội về chính trị, kinh tế và các lĩnh vực, quan tâm , tâm huyết góp phần xây dựng và phát triển dòng họ.
SƠ LƯỢC HỌ HOÀNG
13
SƠ LƯỢC HỌ HOÀNG
– Kết quả hoạt động thiện nguyện: Câu lạc bộ Thế hệ trẻ đã chủ động vận động quyên góp, tổ chức các các chương trình thiện nguyện ủng hộ đồng bào họ Hoàng – Huỳnh trên vùng cao nhân dịp Tết nguyên đán năm 2020 với kết quả thiết thực.
Trong đại dịch covid 19, Thường trực Hội đồng vận động và chỉ đạo CLB thế hệ trẻ tổ chức vận động giúp đỡ 1 thành viên họ Hoàng tham gia chống dịch covid bị tai nạn số tiền 45,5 triệu đồng để điều trị, ủng hộ một số hiện vật cho các địa phương chống dịch. Vận động giúp 1 trường hợp bị tai nạn hoàn cảnh rất khó khăn 25 triệu đồng. Đã vận động giúp 1 cháu hoàn cảnh khó khăn để đủ 12 triệu đồng để mổ tim.
Ban Thiện nguyện phối hợp với Câu lạc bộ Thế hệ trẻ vận động được hơn 1 tỷ đồng, trong đó Doanh nhân Hoàng Văn Hùng – Phó chủ tịch kiêm Trưởng ban Thiện nguyện đóng góp 750 triệu đồng ủng hộ các gia đình họ Hoàng – Huỳnh có hoàn cảnh khó khăn trên 3 tỉnh : Hải Dương, Vĩnh Phúc, Yên Bái cho 100 gia đình, mỗi gia đình được 1 con trâu hoặc bò giá trị từ 10 đến 12 triệu đồng, hoạt động này sẽ tiếp tục thực hiện lâu dài mở rộng ra trong cả nước.
Trong đợt bão, lũ lụt liên tục xảy ra ở miền Trung gây thiệt hại nặng nề cho nhân dân nói chung và các gia đình họ Hoàng – Huỳnh trong khu vực. Thường trực Hội đồng đã chỉ đạo, Ban Thiện nguyện và Câu lạc bộ Thế hệ trẻ phát động đợt quyên góp giúp đỡ đồng bào miền Trung qua nhiều hình thức tổ chức với sự ủng hộ của các doanh nhân, các tổ chức và cá nhân, kết quả thu được hơn 300 triệu đồng và 100 áo ấm. Đã phối hợp với ông Huỳnh Quang – Phó chủ tịch phụ trách khu vực miền Trung đi thăm hỏi nắm tình hình thiệt hại của bà con ta để có kế hoạch đến ủng hộ. Ban thiện nguyện và Câu lạc bộ Thế hệ trẻ đã phối hợp tổ chức đoàn vào tặng quà cho các gia đình họ Hoàng – Huỳnh bị thiệt hại do bão lũ gây ra tại các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế thật ý nghĩa, thiết thực.
Để kết quả này do có sự chỉ đạo cụ thể, sát sao của Thường trực Hội đồng mà trực tiếp là Ông Hoàng Văn Hùng phó chủ tịch, Tổng thư ký / Trưởng ban Kinh tế – Tài chính, Trưởng ban Thiện nguyện điều hành cụ thể sát sao. Cùng với sự nhiệt tình, tâm huyết các thành viên trong Ban thiện nguyện, Ban kinh tế, Ban truyền thông, Câu lạc bộ Thế hệ trẻ; đã đoàn kết thống nhất, không quản công việc, thời gian, đi lại để đồng hành cùng công việc dòng họ trong suốt năm qua.
14
Một yếu tố quan trọng nhất của sự thành công đó là sự ủng hộ tài trợ kinh phí của các Doanh nhân Dòng họ. Đã có hàng trăm lượt ủng hộ các chương trình thiện nguyện, hội nghị của các doanh nhân. Điển hình là Ông Hoàng Văn Hùng – Tổng giám đốc Cty TTLC ủng hộ thiện nguyện và hội nghị gần 1 tỷ đồng. Ông Hoàng Quốc Huy – Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần nhựa Châu Âu ủng hộ gần 400 triệu đồng, cùng nhiều cá nhân trong dòng họ. Cùng với nhiều hoạt động thiết thực ở các cấp khắp mọi miền đất nước, góp phần quan trọng vào sự kết nối mở rộng và phát triển của dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam.
Đại hội Hội doanh nhân dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020 – 2025 và tổ chức Hội nghị giao thương kết nối Doanh nghiệp, Doanh nhân họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam vào ngày 28+29/11/2020 tại Hà Nội đã thành công tốt đẹp. Qua đó tăng cường giao lưu hợp tác cùng phát triển, góp phần xây dựng dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam phát triển và đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
– Phong trào xây dựng nhà thờ từ đường), lăng mộ được quan tâm xây dựng ở khắp các chi/phái Hoàng – Huỳnh trong cả nước.
– Tiếp tục đẩy mạnh việc viết gia phả, tiến tới viết tộc điển dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam.
– Thường trực Hội đồng đã tích cực chủ động tìm hiểu kết nối với các thành viên họ Hoàng – Huỳnh có cương vị công tác, vị thế trong xã hội về chính trị, kinh tế và các lĩnh vực để góp phần xây dựng và phát triển dòng họ. Ngày 25/11/2020 tại Hà Nội, Thường trực Hội đồng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam và tổ chức buổi gặp mặt với các vị đã và đang công tác tại các cơ quan Trung ương , Hà Nội và các tỉnh phía Bắc để báo cáo giới thiệu, kết nối các thành viên của Họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam, bảy mươi đại biểu, trong đó có hơn bốn mươi khách mời đến dự trong không khí thân tình, ấm áp, cùng có lòng hướng về xây dựng dòng họ ngày càng phát triển, đặc biệt có Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương 101 tuổi về dự phát biểu thật sâu sắc và cảm động.
– Những đóng góp rất thiết thực đó là : ông Hoàng Văn Hùng đã mời Thường trực đưa văn phòng của Hội đồng về làm việc tại trụ sở của công ty, bố trí đủ phòng và trang thiết bị làm việc, hội họp. Công ty có xe đưa đón các ủy viên Thường trực Hội đồng đi dự họp, làm việc mọi nơi về việc của dòng họ. Ông Hoàng Quốc Huy tài trợ cho các uỷ viên thường trực Hội đồng đi taxi, ô tô, tàu hoả, máy bay làm việc về dòng họ trong cả nước trong 10 năm, từ 2021 đến hết 2030.
SƠ LƯỢC HỌ HOÀNG
15
SƠ LƯỢC HỌ HOÀNG
Tính đến nay, ông Hoàng Văn Hùng đã ủng hộ gần 1 tỷ đồng, ông Hoàng Quốc Huy đã ủng hô và lên tiếng ủng hộ gần 1 tỷ đồng cho các hoạt động của Hội đồng dòng họ.
Một năm sau Đại hội, Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam đã được kết nối, củng cố phát triển với nhiều hoạt động thiết thực, thật vui mừng và tự hào.
Hội đồng vinh danh ba doanh nhân: Bà Hoàng Thị Hà, Ông Hoàng Văn Hùng, ông Hoàng Quốc Huy; tặng bằng khen cho các tập thể và cá nhân có đóng góp xứng đáng cho việc xây dựng và phát triển của dòng họ trong năm 2020.
Đánh giá khái quát lại 16 năm, từ ban đầu là Ban liên lạc, rồi phát triển thành Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam cho đến nay, hoạt động trên các mặt, các lĩnh vực đã có những bước phát triển khá sâu rộng. Từ sau đại hội dòng họ Họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam lần thứ nhất, tổ chức và hoạt động của Hội đồng phát triển, mở ra một giai đoạn mới, đạt được nhiều kết quả thiết thực, quan trọng với tiêu chí: kết nối mở rộng, tìm về cội nguồn, xây dựng và phát triển, tự hào và phát huy truyền thống của dòng họ, nâng cao dân trí, phát triển kinh tế xã hội, đoàn kết cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, xứng danh một dòng họ lớn trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Giáo sư Trần Lâm Biền tác giả của nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, tín ngưỡng tôn giáo nói rằng: Ai không nhớ đến Tổ Tiên thì không thể tiến vào tương lai một cách vững chắc.
Có Tiên Tổ có ông cha
Có dòng sữa mẹ cho ta nối đời Dù sinh sống ở muôn nơi
Tổ Tiên nguồn cội lòng người nhớ ghi
16
XÂY NHÀ THỜ TỔ
Một công việc lớn, ý nguyện của nhiều thành viên trong dòng họ là có một nhà thờ Tổ họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam tại Thủ đô Hà Nội. Ban thường vụ đã bàn đến và từng bước xúc tiến. Vừa qua ông Hoàng Bình – Chủ tịch Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh khu vực Đông Bắc Hà Nội giới thiệu. Thường trực Hội đồng đã kết nối, Bà Hoàng Thị Hà đã chính thức thành tâm cúng tiến 5000 m2 đất thổ cư bên triền 6,5 ha đất rừng tại chân núi Vua – Sóc Sơn, nơi Thánh Gióng cưỡi ngựa bay lên trời sau khi đánh thắng giặc Ân, để xây dựng Nhà thờ Tổ họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam trong khu văn hoá Tâm linh của dòng họ. Thật vui mừng và trân trọng một người con gái họ Hoàng. Đồng thời ông Hoàng Quốc Huy Uỷ viên Thường vụ Hội đồng dòng ho Hoàng – Huỳnh Việt Nam, Chỉ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty cổ phần nhựa Châu Âu là người đầu tiên lên tiếng ủng hộ 500 triệu đồng để cùng với các tập thể , cá nhân đóng góp xây dựng nhà thờ Tổ họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam.
Chiều ngày 21/1/2021 Thường trực Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam gồm:
Ông Hoàng Kiền – Chủ tịch
Ông Hoàng Thanh Khiết – Phó chủ tịch thường trực
Ông Hoàng Trọng Quang – Phó chủ tịch
Cùng tham dự có:
Bà Hoàng Thị Tĩnh – Chánh văn phòng.
Thường trực Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh khu vực Đông Bắc Hà Nội do ông Hoàng Bình – Chủ tịch dẫn đầu.
Đoàn nghe giới thiệu khái quát chung, sau đó bà Hoàng Thị Hà đưa đi thị sát khu vực chân núi Vua – huyện Sóc Sơn – TP Hà Nội. Với diện tích 5000 m2 đất thổ cư bên triền 6,5 ha rừng thông sẽ cúng tiến cho Hội đồng để xây dựng khu văn hoá tâm linh mà trung tâm là nhà thờ Tổ họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam.
Vị trí khu vực đất xây nhà thờ Tổ ở lưng chừng quả đồi, có địa thế rất đẹp : lưng tựa núi cân xứng , lại có tả thanh long , hữu bạch hổ , trước mặt nhìn xuống hồ rộng nước trong xanh, xung quanh là rừng cây thông trồng đã hơn nửa thế kỷ lên cao xanh tốt, xa xa là làng mạc và đồng lúa 4 mùa tốt tươi . Vùng đất thiêng của một trong tứ bất tử đất Việt. Đoàn đi xem thực địa, quay video và chụp ảnh lưu niệm sau này đưa vào kỷ yếu về xây dựng nhà thờ Tổ chu toàn.
Giáo sư Hoàng Chí Bảo cùng cả đoàn rất vui mừng phấn khởi với khu đất xây nhà thờ Tổ họ ở đây, tất cả mọi người đều có cảm giác linh thiêng trong lòng, những điều mơ ước, tâm nguyện đều hội tụ về đây.
SƠ LƯỢC HỌ HOÀNG
17
SƠ LƯỢC HỌ HOÀNG
Mấy nơi sánh được với đây Địa linh hội tụ đủ đầy mở ra Niềm vui đầy ắp lời ca Nhà thờ Tổ của họ ta sẽ thành
Bà Hoàng Thị Hà mời đoàn về văn phòng công ty Bách Khang Niên đưa sơ đồ khu đất ra giới thiệu, có sự chứng kiến của thành viên họ Hoàng, ông Hoàng Văn Sơn, nguyên là cán bộ địa chính xã. Với 5000 m2 đất thổ cư đều mua của dân, có giấy nộp tiền thuế đất hàng năm, năm 2021 sẽ hoàn thành sổ đỏ để làm thủ tục hiến cho Hội đồng dòng họ xây dựng nhà thờ Tổ ổn định muôn đời.
Câu lạc bộ luật sư của Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam đã nhận nhiệm vụ tư vấn đề hoàn thiện thủ tục đất xây dựng nhà thờ Tổ vĩnh viễn muôn đời trường tồn cùng dân tộc và đất nước.
Các bước tiếp theo:
Trong một buổi gặp mặt giao lưu, tôi gặp lại thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm – Nguyên chính uỷ Bộ tư lệnh bảo vệ Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh, là người có tròn 30 năm bảo vệ Lăng Bác, anh tự giới thiệu hiện nay là Trưởng bộ môn Cận tâm lý – Nghiên cứu về Tâm linh. Với danh nghĩa Chủ tịch Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam, Thiếu tướng Hoàng Kiền giới thiệu về khu đất đã có, nguyện vọng của bà con trong Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam xây dựng nhà thờ Tổ họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam, nhờ Trưởng bộ môn cận tâm lý giúp về mặt tâm linh, Thiếu tướng hoan nghênh và nhận lời ngay. Sẽ có các chuyên gia tâm linh, phong thuỷ hàng đầu lên xem để xác định vị trí, hướng xây dựng và cải tạo môi trường xung quanh cho phù hợp.
Lập quy hoạch tổng thể, lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán. Trên cơ sở nhu cầu kinh phí sẽ có chương trình phát động công đức của bà con dòng họ Hoàng – Huỳnh trong toàn quốc hướng về Tiên Tổ, có lòng hảo tâm cúng tiến xây dựng. Khi có chủ trương xây dựng nhà thờ Tổ họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam, được bà Hoàng Thị Hà cúng tiến đất xây dựng, ông Hoàng Quốc Huy – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty nhựa Châu Âu đã cúng tiến bước đầu 500 triệu đồng, thật là trân trọng.
Ởnướctađãcómộtsốdònghọđãvàđang tổchứcxâydựngnhàthờTổ. Như nhà thờ Tổ họ Bùi Việt Nam đã xây dựng ở Phú Thọ, rất khang trang,
18
bề thế, với kinh phí 200 tỷ đồng, có người cúng tiến 100 tỷ đồng, thật trân trọng. Đặc biệt tầng 1 có đủ chỗ cho 500 người dự với các tổ chức của Hội đồng dòng họ . Hiện nay ngày nào cũng có các đoàn con cháu họ Bùi khắp cả nước về dâng hương, cúng tiến. Nhà thờ Tổ họ Trịnh ở Thanh Hoá với kinh phí 750 tỷ đồng đã hoàn thành, qui mô rất lớn bên cạnh nhà thờ chúa Trịnh – Trịnh Kiểm. Đòan đại biểu Thường trực họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam sẽ tổ chức đi thăm hai nhà thở tổ lớn của họ Bùi và họ Trịnh để học tập, rút kinh nghiệm.
Việc xây dựng nhà thờ Tổ họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam nhất định sẽ thành công, xứng danh với một dòng họ có gân 6 triệu dân, chiếm gần 7% dân số, đứng thứ 5 trong hơn 200 dòng họ của cả nước . Mỗi thành viên họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam có lòng tự hào để hướng về cội nguồn.
Việc họ trước hết từ tâm của mỗi con người. Hội đồng dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam mong bà con trong dòng họ : Trai – Dâu, Gái – Rể quan tâm, có tấm lòng hướng về dòng họ, đóng góp trí tuệ, công sức, tiền của để xây dựng nhà thờ Tổ, một công trình văn hoá tâm linh của dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam, cùng với các dòng họ khác góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị cao đẹp về văn hoá dòng họ, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc .
Thật vui mừng khi Giáo Sư Hoàng Chí Bảo nhận lời tham gia việc họ với cương vị Cố vấn cho Hội đồng. Ông nói: Họ Hoàng ta rất tự hào có bà Hoàng Thị Loan đã sinh ra người con là Bác Hồ . Chúng tôi đề nghị Giáo sư cố vấn cho Hội đồng về xây dựng nhà thờ Tổ và nói chuyện về Bác Hồ với thế hệ trẻ, bà con trong dòng họ, ông vui vẻ nhận lời.
Cây có gốc nở cành xanh lá Nước có nguồn, biển cả sông sâu Ta sinh ra ở từ đâu
Tổ tiên có trước về sau có mình Ơn Tiên Tổ anh linh phù hộ
Độ trì cho con cháu hiển vinh Cùng nhau tôn kính lòng thành Xây nhà thờ Tổ rạng danh muôn đời.
SƠ LƯỢC HỌ HOÀNG
19
SƠ LƯỢC HỌ HOÀNG
Xây dựng nhà thờ Tổ, một công trình văn hoá của dòng họ Hoàng – Huỳnh Việt Nam. Đây thể hiện sự kết nối giữa quá khứ với hiện tại và mở ra tương lai, một sự kiện quan trọng hàng đầu cho sự phát triển của dòng họ bền vững muôn đời.
Phúc ấm nghìn năm Tổ Tiên lưu truyền lại Nề nếp gia phong con cháu phải giữ gìn.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
DÒNG HỌ HOÀNG – HUỲNH VIỆT NAM
Hoàng Kiền